Cần phải tin vào quyền lực của những chữ cái a, b, c, d, e… Vâng, chỉ cần một chữ cái cũng có thể thay đổi cả một số phận. Bằng chứng ư? Chính là câu chuyện sau đây:
Khi ông bà Point (trong tiếng Pháp có nghĩa là dấu chấm) có một cậu con trai và họ quyết định đặt cho cậu một cái tên vĩ đại. Sau khi lưỡng lự giữa Rambo, Charlemagne,Ramses và Catona, cuối cùng họ lại chọn Virgile bởi đó là tên một trong những nhà thơ cổ đại lớn nhất.
Chỉ có điều là ông Point đã quá xúc động khi ghi tên con vào sổ đăng kí, ông đánh vần nhầm ra “V-I-R-G-U-L-E” và thế là Virgile trở thành Virgule (nghĩa là dấu phẩy).
Khi biết điều này, dù rằng rất giận nhưng vợ ông vẫn nhìn cậu con trai rồi cười:
- Nhìn con thật xinh xắn lại nhỏ bé. Virgule! Thế cũng tốt.
Và cái tên được giữ lại.
Cũng như cái tên của mình, Virgule trông khẳng khiu và buồn cười. Ở trường, mỗi khi điểm danh, thầy giáo gọi:
- Point Virgule!
Và Virgule đứng bật dậy, như một dấu chấm phẩy và đáp:
- Dạ, có mặt!
Sau đó, Virgule lớn lên và đem lòng yêu cô bạn hàng xóm của anh, Séraphine. Khi người ta yêu, sẽ có hai loại người: những người dám thổ lộ và những người không dám. Virgule là loại thứ hai. Và bất hạnh hơn nữa khi mỗi lần Séraphine xuất hiện là Virgule trở nên xanh lét, mồ hôi đầm đìa, bước trượt cầu thang. Anh co rúm người lại đến nỗi trông anh như một dấu chấm, một dấu chấm nhỏ xíu… khi đó có thể gọi anh là Point Point. Và Séraphine chẳng bao giờ nhìn thấy anh.
Ấy vậy mà… chính chữ ”u” đã làm mọi thứ trở nên thay đổi. Các bạn có biết như thế nào không?
Séraphine đem lòng yêu một chàng trai không yêu cô. Cô luôn cười nói, cố gắng bắt chuyện với anh ta, gọi điện cho anh ta, viết thư cho anh ta…. nhưng chẳng được gì cả. Thật đáng thương cho Séraphine.
Một ngày nọ, cô quyết định gửi bức điện thứ mười cho tình yêu của cô. Và chính hôm đó, Séraphine gặp Virgule ở bưu điện vì Virgule chính là nhân viên ở đó.
Khi Virgule thấy Séraphine đến gần, anh cảm thấy mình sắp ngất đi. Cô thì không nhìn anh:
- Tôi muốn gửi một bức điện- cô nói với một giọng buồn bã.
- Xin cô vui lòng đọc nội dung… Virgule cầm bút và lắp bắp nói.
Cô đọc với giọng run:
- Je t’aime – virgule – Je t’adore – virgule- Je voudrais tant que tu me dises que tu m’aimes aussi – point.
(Em yêu anh – ”phẩy” – em thương anh – ”phẩy” – em rất muốn anh cũng nói với em rằng anh cũng yêu em- “chấm”).
Tuyệt vời làm sao khi nghe một câu như vậy và Virgule yêu cầu Séraphine nhắc lại. Cô đọc:
- Je t’aime – Je t’adore….
- Không, không! – Virgule nói – Hãy đọc lại đầy đủ cơ!
Séraphine làm theo:
- Je t’aime – virgule – Je t’adore – virgule…
- Lần nữa nhé cô… – Virgule rụt rè.
Mỗi lần nghe câu đó, đôi mắt anh lại sáng lên.
Và đột nhiên, Séraphine nhận ra Virgule là một chàng trai thật đáng yêu với đôi mắt ấy và hàng mi dài… nụ cười của anh thì dịu dàng như mật ngọt.
Như có một phép lạ, anh thì thầm với cô:
- Anh cũng yêu em, Séraphine.
Chỉ một chữ đôi khi thay đổi cả câu, và một câu có thể thay đổi cả một số phận. Nếu Virgule tên là Virgile, một nhà thơ cổ đại lớn nhất, thì có lẽ bây giờ anh vẫn cô đơn.
Bây giờ Virgule và Séraphine đang rất hạnh phúc bên nhau và họ đã có ba dấu chấm nhỏ.
Em nào
Trả lờiXóaYêu
Anh nào thế ?
Có một câu đố về học Tiếng Pháp: "Je suis le chef de 25 soldats et sans moi Paris sera pris , qui suis-je ?" (Tôi là sếp của 25 người lính và nếu không có tôi thì Paris sẽ thất thủ, tôi là ai?) - tiếng Pháp pris có nghĩa là bị chiếm, thất thủ. (Cũng có dị bản câu đố dài hơn, nói tôi ở trong nước, l'eau; và cả trong không khí, l'air). Giải đố , đó là chữ cái A đứng đầu 26 chữ cái trong tiếng Pháp, theo sau là 25 chữ cái còn lại B,C,D,E,...
Trả lờiXóaPARIS có chữ A còn PRIS không có chữ A. Trong hai từ l'eau (nước) và l'air (không khí) đều có chữ A.
Đây là một câu chuyện chơi chữ đồng thời cũng là một câu chuyện nói lên một triết lý của tình yêu:
Trả lờiXóaHÃY LẤY NGƯỜI YÊU MÌNH, ĐỪNG LẤY NGƯỜI MÌNH YÊU.
Đó là một lời dăn dạy mà nhiều cặp vợ chồng sau khi lấy nhau một thời gian dái, thậm chí có khi đến cuối đời mới nhận ra
MỘT CÂU CHUYỆN VUI, CÓ HẬU VÀ CÓ Ý NGHĨA. ĐÔI KHI NHẦM LẪN CŨNG ĐÁNG YÊU, CHỊ NHỈ...
Trả lờiXóaBạn đã sưu tầm được một câu chuyện về ngôn ngữ rất thú vị,dĩ nhiên nếu biết thêm ngoại ngữ thì sẽ hiểu hơn. Đúng là có khi một chữ cái thay đổi đi cũng có nhiều ý nghĩa. Tên tôi khi ở Quế Lâm là Công Lý, về Hà Nội, giấy khai sinh gốc lại là 'như Lý" ,chính tôi cũng không hiểu nguyên do của sự khác nhau ấy, nhưng may là không có gì phiền toái xảy ra cả. Chuyện về ngôn ngữ lắm khi rất phức tạp, chắc bạn rõ hơn tôi, vì tôi là ngoại đạo.
Trả lờiXóaMột câu chuyên thật thú vị về những chữcái .G cũng vì hàng không nghe nhầm một chữ mà suýt phải hủy chuyến bay từ Đức về VN.
Trả lờiXóaHồi em học tiếng Pháp cũng được nghe câu chuyện này ,tiếng nước nào cũng có lối chơi chữ rất hay chị à, nhiều khi sai một li đi một dặm. Chúc chị vui khỏe.
Trả lờiXóaCâu chuyện thật thú vị, cảm ơn Trâm. Mấy hôm trước H vào chỉ thấy đầu đề, nên cũng thắc mắc giống như Nhật Lệ đã com.
Trả lờiXóa