Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

7 đối tượng tuyệt đối không được sử dụng mật ong


(GDVN) - Mật ong đã được coi là một trong những thực phẩm có uy tín nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng tùy tiện sử dụng được thực phẩm này.
Mật ong ngọt ngào, thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Nó cung cấp cho cơ thể người hơn 60 loại glucose, vô cơ và hữu cơ, fructose, các enzyme giá trị, protein, và 18 loại axit amin.

Trong y học hiện đại, ngoài công dụng điều trị bỏng, tê cóng và làm ẩm da, mật ong còn có vai trò rất tốt trong điều trị tim, gan, lá lách, thận, phổi, ruột và các cơ quan khác.

Tuy nhiên, lưu ý những đối tượng sau không phù hợp để sử dụng mật ong tham khảo
theo websitebacsi.com và phunu.net:


1.Trẻ dưới 1 tuổi

Mật ong giàu dinh dưỡng. Vì thế nhiều bà mẹ do vừa muốn điều chỉnh hương vị, vừa muốn thêm mật ong để tăng giá trị dinh dưỡng cho thức ăn dặm của trẻ. Ngoài ra, vì rất tốt cho họng, các cụ xưa cũng thường cho trẻ uống mật ong để trị và phòng ngừa ho cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong.
Mật ong trong quá trình pha chế, vận chuyển, dễ bị ô nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum vẫn thích nghi và có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ.
Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, botulinum dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất tạo ra độc tố, gây ngộ độc.

Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn mật ong hoặc thực phẩm có chứa mật ong từ 8 đến 36 giờ. Các triệu chứng thường bao gồm táo bón, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng. Mặc dù các trẻ sơ sinh ít có cơ hội lây nhiễm bởi các vi khuẩn Clostridium botulinum, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên: Trước khi trẻ được một tuổi, không nên cho chúng ăn mật ong và các sản phẩm từ thực phẩm này.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn một tuổi vẫn nên cẩn thận khi uống mật ong và người lớn nên kiểm soát lượng tiêu thụ mật ong thích hợp.

2. Bệnh nhân tiểu đường.

Trong 100g carbohydrate mật on có chứa: khoảng 35g, 40g đường fructose, khoảng 2g sucrose và khoảng 1g dextrin.

Glucose và fructose là loại đường đơn giản, có thể được hấp thu trực tiếp vào máu. Trong khi đó đường sucrose và dextrin sau khi thủy phân có thể được hấp thụ vào trong ruột dễ dàng mà không cần tiêu hóa. Do đó, những người có bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng mật ong làm gia tăng lượng đường trong máu.

3. Bệnh nhân xơ gan

Nói chung, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan, nhưng ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu mật ong, bởi vì nó sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.

4. Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được dử dụng mật ong. Bởi mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

5. Người bị bệnh huyết áp thấp và đường trong máu thấp

Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Người có mức đường huyết thấp uống mật ong dễ gặp biến chứng, vì vậy “kỵ” sử dụng.
6. Người vừa mới phẫu thuật

Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan.

7. Người rối loạn chức năng đường ruột

Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón...

Liễu Phạm (Tổng hợp)
 



Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyễn Đình Lạp

VanVN.Net – Sáng 19/9/2013, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyễn Đình Lạp được tổ chức trang trọng với sự có mặt của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, bạn bè văn chương, gia đình nhà văn và nhiều thế hệ bạn đọc.

                                        Lễ dâng hương tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Đình Lạp, 

                               Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT VN, 
                                            Chủ tịch Hội Nhà văn VN phát biểu khai mạc.

                         Nhà phê bình Ngô Thảo người đã từng làm luận văn Nguyễn Đình Lạp. 
                       Theo ông đây là một nhà văn Hà Nội với nguyên nghĩa đẹp nhất của từ này.

GS. Phong Lê đọc tham luận “Nguyễn Đình Lạp trong trào lưu văn học hiện thực thời 1941-1945”

                      Nhà văn Vũ Tú Nam: “Tôi thật vinh dự được dấn thân trên đường dài văn học 
                                               cách mạng cùng nhà văn Nguyễn Đình Lạp.”

                            Nhà văn Lê Thị Đức Hạnh trình bày bài viết “Văn chương và nhân cách” 
                                                (VanVN.Net sẽ đăng toàn văn bài viết này.)

                   Bà Nguyễn Ngọc Trâm – trưởng nữ của nhà văn Nguyễn Đình Lạp thay mặt gia đình 
        phát biểu cảm ơn Hội Nhà văn VN, và nhắc lại những kỷ niệm về  năm tháng đầm ấm của gia đình. 

Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyễn Đình Lạp

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

NHỚ VỀ CHA MẸ









      Cha tôi mất năm 1952, khi tôi mới 11 tuổi, em tôi 9 tuổi. Tuy còn ít tuổi nhưng tôi vẫn nhớ được một số điều về cha mẹ.

      Lúc tôi 4, 5 tuổi, một hôm từ ban công nhìn xuống tôi thấy phố Bạch Mai có nhiều xe, nhiều cờ diễu qua, không khí thật rộn rịp… Đến trưa cha tôi bảo hai chị em ăn mặc đẹp, đi giầy để ông đưa lên Bắc Bộ Phủ chơi (Bắc Bộ phủ ngôi nhà hai tầng ở 12 Ngô Quyền, Hà Nội. Đã từng là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc kỳ). Đường Hà Nội lúc này rộng thênh thang, sạch đẹp, cờ hoa, người đi lại thật náo nức. Chị em chúng tôi vô cùng sung sướng vui vẻ, lúc đi, lúc chạy làm cha tôi cứ phải nắm chặt tay hai đứa... Nhưng rồi thời gian rộn rã đó không lâu, nhiều người HN đã dần dần đi tản cư.
     
      Mẹ tôi cho tôi biết, Bác Đặng Thái Mai, chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa lúc bấy giờ điện ra mời các văn nghệ sĩ vào Khu Bốn để thành lập Trại văn hóa kháng chiến. Gia đình tôi cùng gia đình các bác văn nghệ sĩ đi thuyền dọc sông đến Thanh Hóa, rồi đi bộ tiếp vào Làng Quần Tín, huyện Thọ Xuân. Thời gian không lâu, cha tôi vào bộ đội, làm Trưởng ban văn nghệ Liên khu 4, đồng thời tham gia giảng dạy Lớp văn hóa kháng chiến, nơi đã đào tạo nhiều cây bút trẻ trưởng thành. Lúc đó mẹ tôi cũng như nhiều bác gái phải lo đời sống gia đình, bà phải nhận nhiều việc như quay sợi, đan lát, gánh hàng khô ra chợ bán…, nhưng cha tôi vẫn tìm cách để bà được tham gia dự thính lớp Văn hóa kháng chiến khóa III. Mẹ tôi đã từng viết: “Giai đoạn này vật chất thiếu thốn nhưng gia đình chúng tôi rất hạnh phúc”. Bà còn ghi lại một câu trong nhật kí của cha tôi: “Cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho chúng ta cuộc sống mới, nhờ đó tình vợ chồng càng thắm thiết hơn.”

      Mẹ tôi kể, một hôm ông Tố Hữu vào khu 4 thăm Trại văn hóa kháng chiến. Khi rẽ vào nhà tôi, biết tình hình, ông khuyên mẹ tôi nên tham gia công tác xã hội, công tác vận động phụ nữ. Nghe lời khuyên đó, cha tôi tìm được dịp để mẹ tham gia vào Hội liên hiệp phụ nữ khu 4, rồi Hội phụ nữ Thanh Hóa. Khi đi công tác xa mẹ gửi chị em tôi cho bà chủ nhà, mẹ nấu sẵn thức ăn vài ngày, còn cơm tôi tự nấu. Nhưng rồi những chuyến đi công tác của bà ngày càng dài hơn, xa hơn. Gửi con ở nhà bà chủ lâu thì không tiện, không ổn, mà mang các con theo thì nay đây mai đó, việc học hành của chúng không ổn định. Cuối cùng, Hội phụ nữ xin cho các con tôi vào Dục anh viện, trại nuôi con em bộ đội, thương binh, liệt sĩ của Tỉnh. Nghe được tin này cha tôi rất mừng, ông rất muốn cho mẹ có điều kiện làm việc, tiến bộ. Rồi mẹ tôi thỉnh thoảng ghé vào Trại thăm, thấy con cái sống khổ quá: đứa thì ghẻ lở khắp người, đứa bị chó cắn, đứa đái dầm bị phạt ăn cơm nhạt (không có thức ăn) cho chừa đi… Bà xót con quá định đón chị em tôi về. Nhưng cha tôi rất kiên quyết: “Cả nước đang kháng chiến, con cái mình cũng phải chịu đựng như bao đứa trẻ khác thôi em ạ! Anh tin là chúng sẽ quen, sẽ trưởng thành, sẽ tự lực dần lên…”

       Thế rồi Tết năm 1952 cha tôi về, ông bảo, đây là cái Tết thứ 6 xa Hà Nội. Nhưng ông và cả gia đình đã không ngờ đây là cái Tết hạnh phúc, ấm cúng cuối cùng của gia đình tôi. Sau Tết hai tháng, thì mẹ tôi nhận được tin cha tôi ốm nặng, đã mê man bất tỉnh. Mẹ tôi giấu các con một mình đi suốt đêm đến huyện Thạch Thành, Thanh Hóa, gần nơi Cơ quan cha tôi đóng. Nhưng khi mẹ đến nơi thì cha tôi đã mất từ 8 giờ sáng ngày hôm trước. Đau đớn đến cùng cực, mẹ tôi dường như không biết gì, không nhớ gì nữa… Đi đâu, làm gì đều có một chị ở cơ quan dìu đi, động viên và an ủi. Rồi dần dà chị hỏi thăm tình hình sức khỏe, công việc và các cháu ở nhà… Nghe nhắc tới các con, mẹ bừng tỉnh hẳn. Lo lắng về các con quá, bà vội vã ra thăm mộ ông, chào ông lần cuối, rồi khoác ba lô của ông đi một mạch về Trại Dục anh.

       Sau hòa bình ít lâu mẹ tôi chuyển công tác từ Thanh Hóa ra Hà Nội. Ngoài công việc cơ quan, mẹ tôi còn đặt cho mình nhiệm vụ sưu tầm, tìm tòi, thu lượm… tác phẩm, sách báo của cha tôi mà cuộc kháng chiến 9 năm đã bị thất lạc. Nhưng tìm ở các hiệu sách không có, hỏi thăm các nhà văn có tiếng là nhiều sách như bác Đào Duy Anh, bác Vũ Ngọc Phan… thì chính các bác cũng đang phải tìm kiếm từng tác phẩm của mình. Mẹ tôi rất buồn nhưng vẫn cố kiên trì,. Bà đã thường xuyên đi Thư viện quốc gia để tìm tòi, lục lọi sách.  Thấy nhiều lần như vậy, chị thủ thư thông cảm, xuống dưới hầm thư viện và tìm được cuốn “Ngoại ô”. Bà sung sướng quá, mang sách đến Nhà xuất bản Văn học và được nhận in. Rồi cuốn “Ngõ hẻm” tìm ra sau này cũng được tổ Văn học trong Nam in. Tiếp đó bà lại thu lượm những bài báo, phóng sự của ông và in thành tập “Tác phẩm chọn lọc.” 

      Sau này, khi nhắc đến cha, mẹ tôi thường giảng giải cho chị em tôi: “Mẹ trưởng thành và tiến bộ như ngày nay là do cha cảm thông, giúp đỡ và tạo điều kiện để mẹ được giải phóng khỏi công việc gia đình, con cái.” Quả là như vậy, mẹ tôi đã sớm được thu xếp gia đình để tham gia việc xã hội, và đã trưởng thành có những đóng góp hữu ích cho công việc chung.

       Mặc dù lúc tuổi thơ đã phải thiếu vắng người cha yêu quý, nhưng hình ảnh một gia đình hạnh phúc, đầm ấm, đầy tình yêu thương luôn in sâu trong tâm khảm chúng tôi. Và chị em  tôi luôn cố gắng xứng đáng với cha mẹ mình./.

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ NHỮNG NGƯỜI MÀ BẠN ĐÃ YÊU THƯƠNG



Ở Nhật xảy ra một câu chuyện có thực 100% như thế này:
      Có một người vì muốn sửa lại nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên  trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để  rỗng.
Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào tường bởi một  chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh này thấy tình cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò  mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc  đinh. Trời ạ! Đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm trước.
Rút cục là có chuyện gì thế  này nhỉ? Chú  thạch sùng này  đã mặc kẹt trên tường mà vẫn sống  được trọn 10 năm! Sống được 10 năm trong bức tường tối, thật không đơn giản chút  nào. Có gì đó bất thường  thì phải? Anh ta tiếp tục  nghĩ ngợi, đuôi nó bị  đóng chặt, không thể xê dịch  được, thế nó đã sống được nhờ vào  điều gì mười năm qua? Anh ta quyết định chưa sửa công trình  của mình vội, muốn quan sát xem chú thạch  sùng này  sống như thế nào. Anh  muốn nghiên cứ tìm hiểu xem sao.
Một lát sau, không biết  từ đâu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm miếng thức ăn… ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ? Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng  vào đuôi  không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn  mớm cho bạn trong suốt mười năm qua. Tự lí giải xong tôi thấy xúc động vô cùng và thực sự cũng không  nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng nữa.
Các bạn ạ, cùng với  sự phổ cập của máy tính trong xã hội con  người, tốc độ những thông tin mà chúng ta có được từ người thân, bạn hữu, đồng nghiệp, … ngày một nhanh hơn, nhưng khoảng cách giữa con người với con người chúng ta với nhau phải chăng cũng ngày một gần nhau hơn? … Cho nên đừng bao giờ từ bỏ những người mà chúng ta yêu thương nhé!

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Học làm người của ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

        



Biết là thế, mà con người vẫn...không làm được ?!
                                           
               Hay là..."tham, sân, si" còn...nhiều quá!
  
​​
                         
                   Tấm hình này Đức Đạt Lai Lạt Ma 
 
                             trông thật  hồn nhiên, an lạc và đầy trí huệ.


                          
        
           Học làm người...
 

                    
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Học làm người là việc học suốt đời


chẳng thể nào tốt nghiệp được!




1. Thứ nhất, “học nhận lỗi”.


Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mìnhmới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.


2. Thứ hai, “học nhu hòa”.





Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.
          

   3. Thứ ba, " học nhẫn nhục”.
 

Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. 


4.Thứ tư, “học thấu hiểu”.





Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được


 

5.Thứ năm, “học buông bỏ”.




Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được! 


6. Thứ sáu, “học cảm động”.


Làm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.


7. Thứ bảy, “học sinh tồn”.


Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
 

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

KHI DÙNG BẾP GA




Nếu bạn đang đun nấu bằng ga, hãy đọc tin này để tránh những tai nạn nguy hiểm không đáng có xảy ra với bản thân, gia đình, bạn bè và người thân..

... Có 1 tai nạn cháy nổ xảy ra cách đây 2 tuần khiến người vợ bị bỏng nặng và tử vong khi đang nấu ăn.
Người chồng cũng phải nhập viện vì bỏng nặng khi cố gắng cứu vợ.
 
Chuyện gì đã xảy ra?
Người vợ đang nấu cơm bằng bếp ga. Đột nhiên chị nhìn thấy 1 con gián đang bò đến gần bồn (chậu) rửa bát, ngay bên cạnh bếp ga đang đỏ lửa. Chị liền lấy ngay lọ xịt muỗi, gián và xịt thẳng vào con gián đang bò gần bếp ga đỏ lửa.
Có 1 tiếng nổ lớn xảy ra và người vợ trở thành 1 ngọn đuốc sống với tỉ lệ bỏng 65% toàn thân.

Anh chồng nghe tiếng nổ, chạy vào cố gắng dập lửa cứu vợ nên quần áo cũng bắt lửa và bị bỏng. Hiện tại anh vẫn nằm trong bệnh viện và không hề biết rằng người vợ yêu quý của mình đã qua đời.

Hãy cẩn thận khi sử dụng các lọ xịt muỗi, gián, kiến như "Raid", "Mortein", "Sheltos" v.v.. bởi chúng có chứa dung môi rất dễ bay hơi và dễ cháy.
Các hạt nano dạng phun sương này lây lan rất nhanh và một tia lửa là đủ để đốt cháy hỗn hợp dễ cháy này bằng oxy có trong không khí.

Hãy cẩn thận để bảo đảm an toàn cho chính bạn và gia định nhé.


(Theo: Kênh Phụ Nữ)
              

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

cách chia hai đồng bạc


Cách chia hai đồng bạc...


Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại  1 gia đình nông dân ở Ba-Tây (Brazil).

 Vì nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, thằng nhỏ đã phải đi bán đâu phụng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi, và  thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học, lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường, hôm nào không có khách, thì coi như là nhịn đói.

Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều, có 1 người khách, là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần  đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào  3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho nó đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng.

Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn. 3 cặp mắt đều sáng lên.  Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói! Đứa khác nói :  "Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .

Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói : “Nếu cháu được  ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng!” Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên. Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn Ông sẽ  hài lòng” Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc, sau khi được hắn đánh bóng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời, đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta, và bao cả bữa cơm tối. Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.  Thằng bé hiểu rằng : Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem 
đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.

Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình. Sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những  người thợ, cậu ta tham gia vào công-đoàn, năm 45 tuổi, Lula lập 
ra đảng Lao-Công.

Năm 2002, trong cuộc ứng cử tổng-thống, khẩu hiệu của Lula là: Ba bữa cơm no cho 
tất cả những người trong quốc gia này.  Và đắc cử làm Tổng Thống  xứ Brazil.  Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2, cho 4 năm tiếp theo. Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa: 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.  Thực hành đúng tâm niệm: giúp đời!  Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu".  Và 
xây nên  nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới. Luiz Inácio Lula da Silva: đó là tên của 
vị tổng thống Brazil ( 2002 - 2010 ).