Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Ý NGHĨA CỦA MỘT GIA ĐÌNH

 1. Ý NGHĨA CỦA MỘT GIA ĐÌNH

Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.
Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. “Tránh ra chỗ khác” – tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.
Khi đã lên giường tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh nữa. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.
Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quỳ xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.
Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không?

FAMILY = Father And Mother, I Love You!
(Gia đình = Ba và mẹ, con yêu ba mẹ)
C ccAChiếc bát gỗ hiếc bát gỗ

2. CHIẾC BÁT GỖ

Có một người đàn ông già ốm yếu chuyển đến sống cùng với người con trai, con dâu và một cháu trai bốn tuổi. Ông đã quá già nên bàn tay ông run run, mắt thì mờ và những bước đi loạng choạng.
Một hôm cả nhà cùng nhau ăn bữa tối nhưng bàn tay người cha già run rẩy nên rất khó khăn trong việc ăn uống, ông đã làm rơi vãi thức ăn xuống sàn. Khi ông cố cầm lấy chiếc cốc thì sữa lại sóng sánh ra khăn trải bàn.
Người con trai và người con dâu bắt đầu trở nên khó chịu với tình trạng bừa bộn của ông. Người con trai bèn nói với vợ: “Chúng ta phải làm cái gì đó cho cha, tôi chịu đựng quá đủ những thứ như sữa tràn ra ngoài, tiếng loảng xoảng trong ăn uống và thức ăn rơi xuống sàn rồi”. Thế rồi vợ chồng người con liền để một chiếc bàn nhỏ ở góc nhà.
Vậy là từ đó người cha già ăn một mình ở chiếc bàn nhỏ trong khi cả nhà vui vẻ bên chiếc bàn lớn. Ông lại làm vỡ chiếc đĩa của mình mấy lần và người con lại chuyển cho ông sang chiếc bát gỗ để đựng thức ăn. Họ chỉ nhìn lướt qua ông rồi lại vui vẻ trò chuyện với nhau, mặc cho những giọt nước mắt ứ đọng trong đôi mắt người cha khi ông ngồi ăn một mình. Thỉnh thoảng họ lại càu nhàu khiển trách ông mỗi lần ông làm rơi thìa hay thức ăn ra ngoài.
Chỉ riêng đứa con trai bốn tuổi của họ thì im lặng theo dõi tất cả.

Vào một buổi tối trước bữa ăn, người cha chú ý đứa con nhỏ của mình đang nghịch những mảnh gỗ trên sàn. Anh ta ấu yếm hỏi đứa trẻ:
- Con đang làm gì vậy?
Đứa trẻ mỉm cười trả lời:
- Con đang làm những chiếc bát gỗ nhỏ để cha mẹ đựng thức ăn khi sau này cha mẹ về già.
Đứa trẻ tiếp tục mỉm cười nhìn cha rồi nhanh chóng quay trở lại công việc dở dang của nó. Câu trả lời của đứa trẻ khiến bố mẹ nó sững sờ.
Nước mắt bắt đầu lăn trên má họ. Mặc dù không có một lời nào được thốt ra nhưng họ biết họ cần phải làm gì. Bữa tối hôm đó người chồng cầm lấy bàn tay của ông cụ và dịu dàng dắt ông ra bàn ăn cùng mọi người.
Từ đó người cha già lại bắt đầu cùng ngồi ăn với con cái và đứa cháu nhỏ. Vợ chồng người con cũng không còn để ý đến những chuyện như chiếc thìa bị rơi, sữa đổ ra ngoài hay chiếc khăn trải bàn bị bẩn nữa.
Trẻ con có những cảm nhận rất ngây thơ nhưng lại đáng chú ý cho chúng ta học hỏi. Chúng quan sát bằng mắt, chúng lắng nghe bằng đôi tai và tư duy của chúng được hình thành khi tiếp nhận những thông điệp từ người lớn.
Nếu chúng nhìn thấy chúng ta đang cố gắng tạo dựng một bầu không khí gia đình ấm ấp và đầy yêu thương cho những thành viên trong nhà, chúng sẽ học theo thái độ đó cho cuộc sống của chúng khi lớn lên. Các bậc cha mẹ nên biết rằng từng cử chỉ nhỏ bé thôi cũng sẽ tạo nên nhân cách tương lai của đứa trẻ.
Hãy bắt đầu xây dựng cho trẻ từ những viên gạch nhỏ của yêu thương ngay từ bây giờ, ngay ngày hôm nay và mỗi ngày đều như vậy.
(st)

17 nhận xét:

  1. Hai câu chuyên của chị thật nhiều ý nghĩa. Trẻ con thường ít nghe người lớn nói mà nhìn và học theo người lớn làm chị nhỉ! Chính vì vậy cha mẹ mới là tấm gương cho con mà...

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn em đã vào chị rất sớm. Chuyện họ viết đơn giản nhưng rất sâu sắc Giang nhỉ. Mà nhân vật chính lại là cậu bé 4 tuổi, cách ưng xử của nó lúc thì ngây thơ, lúc laijraats sâu sắc.

    Trả lờiXóa
  3. Để có một gia đình HP, mọi thành viên trong nhà đều tôn trong nhau, dành cho nhau những tình cảm yêu thương , sao mà khó quá !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để có một gia đình hạnh phúc thực khó, nhưng không phải không làm được. Với gia đình mình thì chúng ta là trụ cột bạn Calathau nhỉ, vì tuổi chúng ta là lớn nhất, trách nhiệm nhiều nhất.

      Xóa
  4. Hai câu chuyện thật hay và chí lý. Thường thì rất nhiều người đối xử với đồng nghiệp, bạn bè rất tôn trọng, lịch sự nhưng ở trong nhà lại "kém văn hóa". Không biết có bao nhiêu gai đình thực hiện được câu " Phu phụ tương kính như tân" ? Trước đây chúng tôi thường dạy con cháu phải biết nói lời cảm ơn và xin lỗi nhưng bản thân vợ chồng thì không bao giờ nói với nhau như vậy. Vài chục năm gần đây chúng tôi đã thực hiện được cử chỉ văn hóa này. Vợ chồng " học tập" các cháu cũng nói lời cảm ơn và xin lỗi với nhau, nhất là khi tôi đưa tiền cho bà xã bà xã cảm ơn rất to, Còn tôi cũng biết xin lỗi rất to khi uống say lỡ làm hư hỏng cái gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như vậy bạn KỳGai và bà xã đã thực hiện được câu "Phu phụ tương kính như tân" rồi. Các cháu sẽ học theo ông bà, và cuộc sống gia đình sẽ văn minh và đẹp biết bao!

      Xóa
  5. Gia đình hạnh phúc
    [img]http://anvietson.info/images/tinh-yeu-gia-dinh/gia-dinh-hanh-phuc.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Thanh Mai! Một gia đình hạnh phúc và tuyệt đẹp

      Xóa
  6. Hai câu chuyện của Trâm rất hay và ý nghĩa, làm người đọc phải liên hệ đến bản thân và gia đình mình. H đã chuyển cho các cháu đọc, chúng cũng thấm thía lắm, nhất là chuyện cái bát gỗ. Mong Trâm khỏe và luôn vui nhé.
    [img]http://img1.funscrape.com/en/flower/23.gif[/img]

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn Hoàn đã đọc và còn chuyển cho các cháu đọc nữa. Trâm sẽ học cách dạy cháu của Hoàn. Thằng bé trong chuyện mới 4 tuổi mà suy nghĩ thật sâu sắc, chín chắn nhỉ. Hoàn vui khỏe nhé!

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đã được nghe câu chuyện chiếc bát gỗ ấy tư khá lâu rồi,đó là một bài học về cách con cái đôi xử với Bố Mẹ. Bây giơ vẫn có nhưng kẻ đối xử với bố mẹ không ra gì, có gia đinh có tới 7 đứa con mà khi về già không có đứa con nào nuôi dưỡng phai đi nhà dưỡng lão, để có được một gia đình hạnh phúc đúng nghìa quả không đơn giản, nhưng nếu không đói xử tốt với Bó mẹ thì sau này con cái mình cũng sẽ đối xử với mình không ra sao đâu đó là quy luật của cuộc sông mà.

    Trả lờiXóa
  9. Công Lý đã đọc chuyện Chiếc bát gỗ rồi à? Thằng bé 4 tuổi ấy thật hơn chúng ta. Ý nghĩ của nó rất ngây thơ, vậy mà nhìn xa hơn tư duy của người lớn. Ngày nay, người thương yêu chăm sóc bố mẹ thì nhiều, nhưng những kẻ ích kỉ, bạc đãi vẫn còn. Với các bạn QL thì mình tin tưởng hơn nhiều. Chúng ta thương yêu cha mẹ, và sẽ giành cho các cụ những ngày cuối đời yên ấm nhất.

    Trả lờiXóa
  10. Gia đình là tế bào của xã hội mà Tôi vẫn kính nể những gia đình gia giáo và cần đề cao những tiêu chí nhân văn.

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  13. cẢM ƠN BẠN NGUYÊN hÂN ĐÃ ĐỌC BÀI VÀ CÓ LỜI CHIA SẺ SÂU SẮC. cÓ MỘT GIA ĐÌNH GIA GIÁO VÀ ĐỀ CAO TÍNH NHÂN VĂN ĐÚNG LÀ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH vIỆT nAM.

    Trả lờiXóa
  14. Hai câu chuyện của Trâm thật thấm thía cho những người lớn. Trẻ con như tờ giấy trắng, cha mẹ vẽ gì, lớn lên con sẽ như thế.
    [img]http://direct1.anhso.net/original/10/103305/232012135425623.gif[/img]

    Trả lờiXóa

tramngoc4x@gmail.com