Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Học làm người của ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

        



Biết là thế, mà con người vẫn...không làm được ?!
                                           
               Hay là..."tham, sân, si" còn...nhiều quá!
  
​​
                         
                   Tấm hình này Đức Đạt Lai Lạt Ma 
 
                             trông thật  hồn nhiên, an lạc và đầy trí huệ.


                          
        
           Học làm người...
 

                    
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Học làm người là việc học suốt đời


chẳng thể nào tốt nghiệp được!




1. Thứ nhất, “học nhận lỗi”.


Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mìnhmới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.


2. Thứ hai, “học nhu hòa”.





Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.
          

   3. Thứ ba, " học nhẫn nhục”.
 

Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. 


4.Thứ tư, “học thấu hiểu”.





Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được


 

5.Thứ năm, “học buông bỏ”.




Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được! 


6. Thứ sáu, “học cảm động”.


Làm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.


7. Thứ bảy, “học sinh tồn”.


Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
 

7 nhận xét:

  1. Những bài học quý! Cám ơn chị! Em phải đi nấu cơm đây, sẽ còn quay lại đọc cho thấm chị ạ!

    Trả lờiXóa
  2. Những bài học vô cùng quý giá, phải ghi nhớ để học suốt đời và quan trọng nhất là phải thực hiện.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là việc học làm người là việc phải học suốt đời. Với tuổi chúng ta, có lẽ hai bài học thiết thực nhất là "học buông bỏ" và " học sinh tồn".
    Việc học làm người kết quả nhiều hay ít là do sự tu dưỡng của mỗi người nhưng còn do TÍNH NGƯỜI. Qua bao nhiêu năm tôi thực sự thấm nhuần câu các cụ dạy: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Trong cùng một điều kiện, Với tính người khác nhau thì việc học làm người cũng hoàn toàn khác nhau. Tôi có 2 cô con gái, hoàn cảnh giống nhau nhưng tính cách hoàn toàn khác nhau nên cái chất làm người cũng rất khác nhau.

    Trả lờiXóa
  4. Học làm người
    Học suốt đời không tốt nghiệp
    Học:
    Nhận lỗi, nhu hòa, nhẫn nhục,
    Thấu hiểu, buông bỏ, cảm động, sinh tồn.
    Cảm ơn Trâm, H sẽ cố gắng làm theo lời đức Phật dạy.

    Trả lờiXóa
  5. Học làm người
    Học suốt đời không tốt nghiệp
    Học:
    Nhận lỗi, nhu hòa, nhẫn nhục,
    Thấu hiểu, buông bỏ, cảm động, sinh tồn.
    Cảm ơn Trâm, H sẽ cố gắng làm theo lời đức Phật dạy.

    Trả lờiXóa
  6. Các bạn chúng ta đều thống nhất tiếp thu 7 lời dạy làm người của ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA. Và tôi cũng tán thành hai bài học thiết thực nhất là "học buông bỏ" và " học sinh tồn" mà bạn KyfGai nhấn mạnh..

    Trả lờiXóa
  7. TTôi thì coi trọng hai bài học là "học thấu hiểu " và "học sinh tồn",dĩ nhiên các bài học khác cũng rất quan trọng và nên học suốt đời.

    Trả lờiXóa

tramngoc4x@gmail.com